Hai nhân vật chính trong câu chuyện ấy là ông Châu Bá Trường (47 tuổi) và bà Lương Thị Phượng (43 tuổi,ệncặpvợchồngcóđếnlầnhiếnmáucứungườdịch tên tiếng trung sang tiếng việt cùng ngụ H.Vĩnh Linh, Quảng Trị).
Thầm lặng cứu người
Năm 18 tuổi, trong lần đi giao bánh mì ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế), ông Bá Trường chứng kiến một vụ tai nạn nghiêm trọng. Khi ấy ông Trường và 2 người khác đã hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện, khi bác sĩ thông báo cần tìm người hiến máu khẩn cấp cho bệnh nhân, ông Trường không do dự mà đăng ký.
May mắn nhóm máu B của ông trùng khớp với bệnh nhân. Nạn nhân được ông cho máu kịp thời đã thoát khỏi cửa tử.
Sau lần đó, ông càng ý thức và hiểu được giá trị lớn lao của việc hiến máu nên càng tích cực tham gia hiến máu. Dường như việc này vẫn chưa đủ với ông Trường, thế nên ông tiếp tục tham gia vào "CLB vận động hiến máu tỉnh Quảng Trị" và giữ chức Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TT.Bến Quan để thực hiện những công việc nghĩa tình.
Tính từ năm 2007, mỗi năm ông vận động thêm 80 - 120 người tham gia phong trào hiến máu tình nguyện.
"Tôi thấy thương những mảnh đời nghèo khó nơi hành lang bệnh viện thiếu tiểu cầu luôn trong tình trạng lo lắng, bản thân có thể giúp được nên tôi rất sẵn lòng, chia sẻ bớt nỗi lo với họ. Tính mạng con người phải đặt lên hàng đầu nên tôi không suy nghĩ gì chỉ cần cứu được họ qua giai đoạn khó khăn là thấy hạnh phúc. Tôi may mắn được sinh ra thì nên làm gì đó để giúp ích cho đời", ông Trường nhẹ nhàng nói.
Thời gian hiến máu toàn phần cách nhau khoảng 3 tháng, còn hiến tiểu cầu sau 21 ngày có thể hiến tiếp nên năm nào ông cũng tham gia đều đặn 3 - 4 lần, có lúc 5 lần. Để có lượng tiểu cầu đủ, ông duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Trước khi hiến, ông hạn chế tuyệt đối việc thức khuya, uống rượu, bia tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng máu.
Cơ duyên từ lần giúp đỡ người qua đường đã giúp người đàn ông 47 tuổi sở hữu thành tích hiến máu "khủng" với 62 lần. "Mình cho người ta máu, người khác lại cho mình thứ khác", ông cười nói.
Cùng nhau san sẻ yêu thương
Hiến máu liên tục trong thời gian dài, ông Trường nói sức khỏe không có gì thay đổi. Nhiều lần hiến máu xong, ông về nhà làm việc như bình thường. Cũng vì thế ông vận động người thân cùng tham gia. Bà Phượng cũng theo chân ông Trường làm việc nghĩa tình, còn con gái Châu Lương Như (21 tuổi) hiến 4 lần.
4 chị em ruột của ông Trường và bà Phượng hiến máu tổng 57 lần. "Trước đây mỗi lần đi chỉ có một mình, nay có thêm đồng minh, gia đình tôi ai cũng tham gia, 2 đứa con út sau này đủ tuổi tôi cũng thuyết phục cùng đi hiến máu", ông Trường cho hay.
Mỗi năm hiến 1 - 2 lần, hiện nay bà Phượng có 21 lần hiến máu. Có những lần chưa đủ thời gian hồi phục giữa những lần hiến (tối thiểu ba tháng) nhưng thấy có người cần máu gấp, bà lại xung phong cho tiếp. "Mỗi lần cho máu cứu sống được người bệnh là tôi vui lắm", bà chia sẻ.
Có lần, nửa đêm nghe tin bệnh nhân sốt xuất huyết cần máu gấp, bà cùng chồng đi gần 100 km đến bệnh viện để giúp người bệnh. "Không cần biết người đó là ai, chỉ biết họ đang cần máu là mình sẵn sàng đi bất kể ngày đêm. Những hoạt động này của tôi đều xuất phát từ cái tâm của mình nên cứ đủ ngày theo quy định là tôi và chồng cùng nhau đi hiến. Gần 20 năm làm thiện nguyện cùng chồng, nó trở thành thói quen không thể bỏ được", bà Phương bày tỏ.
Những nỗ lực đóng góp cho cộng đồng của vợ chồng ông Trường luôn được thực hiện một cách thầm lặng. Những lần cặp vợ chồng đi hiến máu không bao giờ để lại thông tin địa chỉ cá nhân, vì sợ người nhà bệnh nhân phải vất vả đến cảm ơn. Với những cống hiến suốt nhiều năm qua, năm 2015 ông Trường vinh dự được đại diện cho tỉnh Quảng Trị tham dự hội nghị vinh danh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc và được Chủ tịch nước tặng kỷ niệm chương vì thành tích hiến máu.
Ông Nguyễn Xuân Dương (36 tuổi), Chủ nhiệm CLB vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Trị cho biết ông Trường là một người năng động, tâm huyết với phong trào hiến máu tình nguyện.
"Vợ chồng anh Trường và chị Phượng là tấm gương sáng, có nhiều lần hiến máu tình nguyện, đặc biệt hiến máu cấp cứu. Bất cứ thời gian, thời điểm nào hai vợ chồng cũng đi hiến. Anh Trường là thành viên hiến tiểu cầu rất tích cực, đã hiến trên 10 lần", ông Dương thông tin.
Bày tỏ với PV, ông Trường cho biết thêm, hành trình hiến máu của ông sẽ không dừng lại ở những con số mà nó sẽ kết thúc khi bản thân ông không còn đủ điều kiện, còn sức khỏe ông sẽ còn làm. Ông tiết lộ năm 2012 ông đăng ký hiến mô và tạng cứu người khi qua đời và vận động được thêm 4 người tham gia. "Ngoài việc tôi sẽ hiến máu đến ngày cuối cùng, sau khi mất tôi còn nguyện hiến mô và tạng cho bệnh viện để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc cứu người".